Từ xa xưa, mọi người thường quan niệm ” Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, khi làm bất cứ chuyện gì lớn, quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, khai trương,.. mọi người đều xem ngày, chọn ngày tốt. Trong số những ngày mà mọi người tránh không làm việc lớn đó có ngày Nguyệt Kỵ.
Ông bà ta có câu:
“Mồng năm, mười bốn, hai ba.
Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì.”
Hay
“Mồng năm, mười bốn, hai ba.
Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn.”
Đó là những câu nói để chỉ về ngày Nguyệt Kỵ mà ông bà ta đã truyền lại cho con cháu. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ngày này nhé để hiểu thêm về câu nói của ông cha ta từ xưa.
Từ xa xưa, mọi người thường quan niệm ” Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, khi làm bất cứ chuyện gì lớn, quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, khai trương,.. mọi người đều xem ngày, chọn ngày tốt. Trong số những ngày mà mọi người tránh không làm việc lớn đó có ngày Nguyệt Kỵ.
Một năm có mười hai tháng, và mỗi tháng đều có ba ngày được coi là ngày Nguyệt Kỵ. Đó là những ngày mùng 5, ngày 14 và ngày 23.
Theo quan niệm từ xưa, trong mỗi tháng luôn có 3 ngày mà cộng vào bằng 5 đó là ngày 14 (1+4), ngày 23 (2+3). Thời xưa thường gọi đây là ngày nửa đời nửa đoạn, xuất hành, đi đâu, làm gì cũng sẽ gặp khó khăn, vất vả, mất việc, mất tiền, mất công, mất sức.
Và có một điều đặc biệt đó là ngày Nguyệt Kỵ cũng chính là ngày Tam Nương. Ngày Nguyệt Kỵ đó là theo quan điểm của người phương Tây. Còn ngày Tam Nương là theo quan điểm của người phương Đông.
Ngày Nguyệt Kỵ năm 2018 là những ngày nào?
Như đã nói ở trên, ngày Nguyệt Kỵ rơi vào ngày mùng 5, ngày 14, ngày 23 âm lịch.
Năm 2018, có những ngày nào là ngày Nguyệt Kỵ?
Để mọi người tiện theo dõi, chúng tôi đã chuyển những ngày Nguyệt Kỵ các tháng trong năm 2018 sang lịch dương. Và đó là những ngày:
Tháng 1 rơi vào những ngày mùng 9, 21, 30.
Tháng 2 rơi vào những ngày mùng 8, 20.
Tháng 3 rơi vào những ngày mùng 1, 10, 21, 30.
Tháng 4 rơi vào những ngày mùng 8, 20, 29.
Tháng 5 rơi vào những ngày mùng 8, 19, 28.
Tháng 6 rơi vào những ngày mùng 6, 18, 27.
Tháng 7 rơi vào những ngày mùng 6, 17, 26.
Tháng 8 rơi vào những ngày mùng 4, 15, 24.
Tháng 9 rơi vào những ngày mùng 2, 14, 23.
Tháng 10 rơi vào những ngày mùng 2, 13, 22, 31.
Tháng 11 rơi vào những ngày 11, 20, 29.
Tháng 12 rơi vào những ngày 11, 20, 29.
Để tra cứu thêm nhiều thông tin như lịch vạn niên, lịch âm, lịch dương giờ tốt, giờ xấu, sao tốt, sao xấu trong ngày Nguyệt Kỵ, bạn có thể truy cập vào ứng dụng lịch vạn sự của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích. Ngoài ra, ở đây bạn cũng có thể tra cứu thêm ngày Nguyệt Kỵ là ngày nào khi chuyển từ âm sang dương của những năm tiếp theo.
Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ theo dân gian
Theo sử sách Trung Quốc, ngày Nguyệt Kỵ ở đây là ngày ở Trung cung (ngôi Trung ương ở Hà Đồ) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiện. Số 9 là cửu cung.
Nếu đếm từ số 1 đến số 5 thì chúng ta nhập số năm vào làm Trung cung. Rồi cộng số 5 với số 9 ta được 14 cũng nhập số đó vào Trung cung. Sau đó, lại lấy số 14 cộng với số 9 thì bằng 23, rồi lại nhập 23 vào Trung cung. Như vậy cả ba lần nhập các số 5, 14, 23 đều nhập vào Trung cung cho nên những ngày này đều được coi là ngày Nguyệt Kỵ.
Tại sao lại có ngày Nguyệt Kỵ
Và ngày này cũng được coi là ngày ” con nước “. Đó là ngày mà có triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Do đó, mà ngày này thường đem lại xui xẻo cho những người đi xa, đi tàu bè. Cho nên, mọi người cho nó là ngày rất xấu và không dám làm các việc lớn vào ngày này.
Câu chuyện về ngày Nguyệt Kỵ theo dân gian xưa
Ngày xưa,nhà vua thường xa giá đi kinh lý hoặc tuần tra khắp kinh thành. Trong ba lần đi của mỗi tháng thì chu kỳ của mỗi lần đi cách nhau 9 ngày. Ngôi vua được biểu hiện bằng số 5 nên nhà vua lấy ngày mùng 5 là ngày đi lần đầu tiên. rồi theo chu kì cách nhau 9 ngày thì ngày 14 là ngày đi lần thứ hai. Và ngày 23 là ngày đi lần thứ ba.
Theo tục lệ ngày xưa của người Trung Quốc thì người dân không được quyền trông thấy mặt vua. Thậm chí tục lệ này còn áp dụng các quan trong triều đình cho nên đến cả những vị quan này cũng không thấy được mặt vua. Vì mỗi lần chầu đều phủ phục trong sân rộng cách xa chỗ vua ngồi mấy mươi mét, cúi đầu không dám ngước mặt lên. Chỉ có những cận thần và cận vệ mới được đối diện với vua mà thôi.
Do tục lệ này mà mỗi lần vua đi kinh lý hay đi tuần tra khắp khung thành thì thần dân đều được lệnh phải đóng cửa ở trong nhà. Hay cũng không được lén dòm ngó hoặc lảng vảng ngoài đường nơi xa giá đi qua. Nếu không tuân lệnh mà rủi ro bị quan, quân lính gặp ở đường thì sẽ bị chém đầu. Do đó, mọi người truyền nhau phải kiêng kỵ ba ngày này để tránh sự xui xẻo gặp lúc vua đi mà gánh lấy tai họa. Rồi dần dần về sau, do nó đã ăn sau vào ý thức của mọi người mà ba ngày trên trở thành ngày Nguyệt Kỵ và rất xấu.
Lý giải nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ theo Phi tinh
Phi tinh trong Cửu cung bát quái gồm có: Nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử. Trong số cửu tinh thì sao Ngũ hoàng (thuộc trung cung) được cho là xấu nhất. Vận sao Ngũ hoàng đi tới đâu thường hay mang theo những điều không may đến cho mọi người. Cứ theo phi tinh 9 cung lại quay trở về Ngũ hoàng: Ngũ hoàng 5, 5 + 9 = 14, 14 + 9 = 23. Do đó, ba ngày trên được coi là ngày Nguyệt Kỵ và rất xấu.
Lý giải nguồn gốc ngày Nguyệt Kỵ theo khoa học
Theo khoa học, thì ngày Nguyệt Kỵ là ngày mà khi trái đất tự quay quanh mình và mặt trăng quay quanh trái đất. Và cứ khoảng 2 ngày rưỡi, mặt trăng sẽ di chuyển qua một “vùng trời” mới. Lúc này, các dòng năng lượng dao động ảnh hưởng tới toàn bộ sự sống trên trái đất. Vào những ngày trên, con người bị tác động mạnh nhất của lực tương hỗ với mặt trăng. Nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thần kinh dễ làm con người mất tự chủ dễ xảy ra sai lầm trong tính toán, hành động. Đã có nghiên cứu về hiện tượng gia tăng tai nạn, rủi ro vào trung tuần trăng. Và cũng vào những ngày trên chó sói thường tru gọi bầy, chó nhà thường hay ” cắn hóng ”.
Đặc biệt nhất là ngày 5 tháng 5 (trùng lặp Ngũ hoàng thổ). Và ngày này được coi là ngày xấu nhất. Từ xa xưa ông bà cũng có câu nói về ngày này “Nen nét như rắn mùng 5″. Do vào ngày này, rắn sẽ không ra khỏi hang. Cho nên mới có một quan niệm nếu vào ngày này ra đường mà chặt đường đầu rắn thì may mắn. Sở dĩ, rắn không ra đường vào ngày này là do phương lực ly tâm từ trái đất kết hợp với lực hấp dẫn từ mặt trăng, hướng tâm từ mặt trời và vũ trụ không bình thường. Điều đó gây cho rắn run sợ, ù tai, hoa mắt không dám ra ngoài.
Những điều kiêng kỵ ngày Nguyệt Kỵ
Trong một tháng luôn có 3 ngày Nguyệt Kỵ. Nó rơi vào các ngày mùng 5, ngày 14, ngày 23 âm lịch. Theo dân gian, đây là những ngày rất xấu. Và khoa học cũng đã chỉ ra vào ngày này cũng không tốt. Mặt trăng sẽ di chuyển qua một “vùng trời” mới. Năng lượng dao động làm con người bị ảnh hưởng không nhỏ. Nếu thời tiết tốt thì làm cho cơ thể khỏe mạnh, trí não hưng phấn và là tiền đề cho mọi việc trôi trảy, đạt hiệu quả cao. Còn nếu thời tiết xấu làm cho mọi người khó chịu, cơ thể mất cân bằng, làm mọi việc kém minh mẫn và hiệu quả.
Ngày Nguyệt Kỵ có nên làm đám cưới không?
Do đó vào những ngày này, chúng ta cũng nên tránh một số việc sau:
Tránh làm các việc lớn
Trong ngày Nguyệt Kỵ bạn không nên tiến hành bất cứ việc trọng đại nào cả. Các việc từ ăn chơi, làm ăn, cưới gả, làm nhà,… mà tiến hành trong ngày này đều không mang lại kết quả tốt đẹp. Đặc biệt các việc như đi thuyền, con nước thì càng phải kiêng, kẻo mang họa về với mình.
Vì một phần cũng là theo quan niệm của thời xưa và cũng là một phần do khoa học cũng đã chỉ ra. Vũ trụ thường xuyên xảy ra những vụ va chạm giữa các thiên hà, làm phát sinh những bức xạ, những tia vũ trụ mà ảnh hưởng của nó đến trái đất là rất lớn. Nó làm chi phối cuộc sống của con người và mọi vật. Mà ngày Nguyệt Kỵ mặt trăng chuyển sang vùng đất mới cho nên nó cũng tác động đến con người rất nhiều.
Trong những ngày này, mọi người thường thắc mắc: Có nên sinh con vào ngày này không? hay là xây nhà vào ngày này? Những thắc mắc đó cũng đúng thôi vì ngày này từ xa xưa đã được coi là ngày rất xấu. Nhưng tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng quá vì việc sinh con và xây nhà còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nữa. Ví dụ như tuổi có phù hợp không? Hay giờ tốt, sao tốt,… Cho nên bạn cũng không nên quá lo lắng, cứ để nó được tự nhiên.
Ngày nay nhiều người không còn đặt nặng vào tục kiêng kỵ như trước đây. Với họ, mùng 5, 14, 23 cũng là một ngày bình thường và nhiều người vẫn chọn để làm những việc quan trọng. Và thực tế cuộc sống cho thấy rằng, không phải cứ câu nói nào nào cũng áp dụng vào đời sống hiện đại, nhất là lại áp dụng máy móc lại càng không hợp.
Thận trọng khi đi ra ngoài đường và đi đường thủy
Trong ngày Nguyệt Kỵ cũng cần thận trọng khi lái xe để tránh tai nạn và cũng hạn chế xuất hành, đi đường thủy, đi xa,…
Vì như theo khoa học đã nói ở trên, trong những ngày này năng lượng dao động làm con người bị ảnh hưởng không nhỏ, âm khí có thể nặng. Điều đó có thể khiến cho cơ thể của bạn khó chịu, nặng nề, đầu óc không được minh mẫn nên có thể bạn sẽ gắp rắc rối khi đi ra đường. Và ngày này cũng là ngày mà có triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho thuyền bè. Do đó, mà ngày này thường đem lại xui xẻo cho những người đi xa, đi tàu bè.
Làm gì để hóa giải ngày Nguyệt Kỵ
Có thể cách đơn nhất để giải hóa ngày Nguyệt Kỵ chính là bạn tránh ngày này, không nên làm các việc lớn vào ngày Nguyệt Kỵ. Nếu bắt buộc vẫn phải làm vào ngày này thì bạn có thể chọn giờ tốt của ngày đó để tiến hành.
Như vậy, mỗi tháng chúng ta đều có 3 ngày Nguyệt Kỵ. Hi vọng qua bài này của chúng tôi, bạn đã có thêm nhiều thông tin về ngày này. Và cũng có thể giúp cho bạn hạn chế những điều xấu từ nó mang đến và chọn được những giờ tốt trong ngày để tiến hành mọi việc suôn sẻ và thành công.
Tags: có nên cưới hỏi ngày nguyệt kỵ, nên làm gì ngày nguyệt kị, ngày nguyệt kị, ngày nguyệt kị là những ngày nào, xem ngày tốt