“Thường bàn thờ Thần Tài đặt ở góc nhà vì gắn liền sự tích Thần tài bị đánh đuổi, trốn vào trong góc nhà. Hiện nay, bàn thờ Thần tài thường để ở chân cầu thang hoặc gầm cầu thang, mà không cần phải theo hướng gì”
1. Vị trí đặt bàn thờ thần tài:
Lý giải về vị trí đặt bàn thờ Thần Tài, nhà nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cho hay, việc đặt bàn thờ Thần tài dưới đất trước hết là để phân biệt không gian cúng tổ tiên với không gian thờ Thần tài. Không gian cúng tổ tiên phải ở trên cao, Thần tài theo thuyết Thiên – Địa – Nhân là ‘nở ra’ từ dưới đất.
“Thường bàn thờ Thần Tài đặt ở góc nhà vì gắn liền sự tích Thần tài bị đánh đuổi, trốn vào trong góc nhà. Hiện nay, bàn thờ Thần tài thường để ở chân cầu thang hoặc gầm cầu thang, mà không cần phải theo hướng gì”, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cho biết.
Đặc biệt, nhà nghiên cứu văn hóa nhấn mạnh rằng bàn thờ Thần tài, ông Địa tuy để dưới đất nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Trong quá trình thờ cúng, gia chủ nên giữ cho các vị thần sạch sẽ bằng cách tắm rửa, lau chùi bàn thờ thường xuyên thì mới mong may mắn, tiền tài đến với gia đình mình.
Đó là một trong những điều rất quan trọng mà nhà ai đang thờ thần tài đều cần nhớ kĩ!
2. Bài văn khấn thần tài
Kính lạy: Thần linh Thổ địa, Phúc đức Chính thần, Tài thần (nếu làm ở nơi kinh doanh, hay ngoài sân), Gia tiên họ …., bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh (nếu làm trong nhà, ở ban thờ gia tiên thì thêm phần này)
Hôm nay là ngày …… tháng ….. năm Ất Mùi.
Chúng con là………………………………………………..
Ngụ tại……………………………………… ………………
Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, phát tài phát lộc, sở cầu như ý.
3. Những lưu ý khi cúng vía Thần Tài
– Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ.
– Thường ngày nên đốt nhang mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 6 – 7h, mỗi lần đốt 5 cây nhang.
– Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.
– Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.
– Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.
– Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vãi ra ngoài.
– Vàng, bạc đại đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào, bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.
Tags: Bài văn khấn thần tài, bàn thờ thần tài, cúng vía Thần Tài, thủ tục cúng thần tài, vị trí bàn thờ thần tài