Với các khu vườn nhiều cây lá rậm rạp, vật liệu ốp lát màu tối thì nên chọn đèn có ánh sáng mạnh, kiểu dáng nổi bật, tăng cảm giác về chiều sâu và kích thích các năng lực sáng tạo.
Việc bố trí đèn sân vườn ngoài điều chỉnh cường độ ánh sáng cũng cần có sự phối hợp với cây cối, nhà cửa để đảm bảo thẩm mỹ và hợp phong thủy, tránh tình trạng âm thịnh dương suy.
Sân vườn dù ở biệt thự rộng rãi hay chỉ là một góc nhỏ ban công có vài chậu cây thì vẫn cần được chiếu sáng khi đêm xuống. Ánh sáng giúp tạo sinh khí tươi mới và giúp các nguồn năng lượng được kích hoạt.
Kiến trúc nhà ở mang tính dương, khác với những nơi đền miếu thâm u. Do đó, ánh sáng trong nhà ở cần có đủ cường độ, đảm bảo sáng sủa, chủ nhà dễ dàng kiểm soát và điều tiết được. Ngược lại, chủ nhà cũng không nên bố trí đèn chiếu sáng nhiều màu rực rỡ như lễ hội, hoặc các loại đèn nháy không phù hợp với mắt nhìn. Hệ thống đèn ngoài sân vườn nên chọn loại có chụp che, cung cấp ánh sáng dịu và tán xạ gián tiếp.
Đối với dạng sân vườn có nhiều bề mặt ốp lát “cứng”, nền cao, ít cây cỏ, khoảng trống nhiều… thì nên chọn đèn có ánh sáng, màu sắc và chất liệu mang tính âm nhiều hơn. Đèn đặt ở độ cao từ trung bình – thấp, ánh sáng khuếch tán qua vòm cây, mặt nước, giấu đèn sau đá sau bụi… là những cách giảm bớt tính dương.
Ngược lại, với những khu vườn có nhiều cây to rậm rạp, đất thấp trũng, hoặc gần ao hồ ẩm ướt, gần nhà hàng xóm cao to… nên tăng cường tính dương cho phần chiếu sáng. Cách làm là sử dụng đèn theo tầng nấc từ trung bình đến cao, kết hợp thêm đèn rọi điểm (spotlight) với đèn pha mạnh rõ ràng tại các vị trí lối rẽ điểm nhấn.
Để bố trí ánh sáng tương ứng với nhóm ngũ hành, gia chủ cần căn cứ vào phong cách, bố trí của khu nhà và vườn. Việc bố trí có thể phân loại như sau:
– Với nhà – sân vườn thiết kế kiểu truyền thống Á Đông: đây là kiểu vườn mang tính mộc và thổ nhiều hơn, sử dụng các chất liệu tự nhiên, màu thiên về nâu, vàng, xanh lá… thích hợp với đèn trung hòa (thổ và hỏa). Loại đèn này có ánh sáng vàng chủ yếu, bớt gay gắt, có thể lọc bớt ánh sáng hắt qua chụp hoặc mảng che chắn gián tiếp, nhẹ nhàng.
– Với nhà – sân vườn thiết kế lối phương Tây cổ điển: kiểu vườn này thiên về tính thổ và kim, có đường nét vuông tròn rõ ràng, cây cối xén tỉa kỹ lưỡng… nên chọn hệ thống đèn phân tán rộng đều, ánh sáng tươi tắn trang nhã, màu theo kim (trắng, ánh kim). Ngoài ra, gia chủ cũng nên chọn kiểu dáng đèn hợp mẫu nhà, thân thiện với môi trường nhiệt đới.
– Với nhà – sân vườn thiết kế theo lối nhiệt đới đương đại: kiểu vườn này mang đặc thù ngũ hành là bộ ba kim – thủy – mộc, có sự pha trộn giữa hiện đại với truyền thống trong màu sắc và ánh sáng… nên chọn đèn phối hợp tương phản nhẹ, có chuyển tiếp.
Với các khu vườn nhiều cây lá rậm rạp, vật liệu ốp lát màu tối thì nên chọn đèn có ánh sáng mạnh, kiểu dáng nổi bật, tăng cảm giác về chiều sâu và kích thích các năng lực sáng tạo.
Với khu vườn có cỏ cây bố trí tối giản, gạch ốp lát nhiều màu trắng xám, nên chọn đèn có ánh sáng hắt nhẹ nhàng kết hợp cùng kiểu đèn hiện đại. Cách phối hợp này giúp tạo sự tương hòa để dẫn truyền khí và năng lượng hữu hiệu hơn.
Tags: Sân vườn, thiết kế sân vườn, thiết kế sân vườn hẹp phong thủy, thiết kế sân vườn hợp ngũ hành, thiết kế đèn sân vườn