Mọi người, đặc biệt là người buôn bán làm ăn thường thờ Thần Tài và Thần Đất (Thổ Địa) để cầu mong sự phù trợ của các vị thần trên con đường lập nghiệp mưu sinh, giúp mọi người làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc.
Thần Đất là vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu. Thần Đất mang dấu ấn của thời kinh tế nông nghiệp. Thần Tài là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp. Vì vậy, người ta thường lập bàn thờ chung để cúng hai vị thần này suốt năm nhưng vào ngày tết thì việc cúng lễ được coi trọng hơn.
Cách bài trí bàn thờ Thần Tài – Thần Đất
Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Sau lưng bàn thờ thần tài cần phải là vách tường chắc chắn, không được trổ cửa sổ hay đục lỗ vì làm vậy thì tài vận không tụ được. Trong những trường hợp không thể đặt bàn thờ dựa lưng vào tường do phải chọn hướng thì cần tạo vách để tránh góc nhọn sau lưng bàn thờ và giúp bàn thờ nằm vững chắc.
Hai bên, bên trái (nguyên tắc là từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Thổ Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ. Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Hoa cúng Thần Tài nên là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền. Trái cây nên chọn ngũ quả. Xếp 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát sinh phát triển. Ông Cóc để bên trái, sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào. Ngoài cùng trên mặt đất, nên chọn một cái bát hoặc đĩa sâu sứ hoặc thuỷ tinh thật đẹp, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng trên mặt (đĩa hoa này biểu trưng cho việc giữ tiền bạc khỏi trôi đi).
Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
Cách đặt bàn thờ
Để chọn vị trí đặt và hướng của bàn thờ thì gia chủ có thể lựa theo nhiều cách, có thể theo hướng tốt của chủ nhà hoặc hướng hứng được dòng khí từ ngoài vào trong nhà hoặc theo cung tốt của gia chủ. Bàn thờ Thần Tài cần phải đặt tại vị trí quản được hết luồng vào và luồng ra của gia chủ và khách.
Một trong những cách tốt nhất được nhiều người lựa chọn là đặt bàn thờ Thần Tài theo hướng thẳng hoặc chéo với cửa ra vào. Thần Tài phải được đặt ở vị trí thuận lợi để đón khí mới tràn vào nhà và chuyển khí thành năng lượng thịnh vượng luân chuyển trong nhà từ đó có lợi cho gia chủ. Bàn thờ Thần Tài đặt ở nơi mà mọi người đều dễ dàng nhìn thấy và quan sát được. Dù đặt ở hướng nào thì nơi đặt bàn thờ Thần Tài cần phải sáng sủa, sạch sẽ, tốt nhất là đón nhận được ánh sáng tự nhiên, nếu tối thì cần thắp thêm đèn cho sáng.
Bên cạnh bàn thờ có thể đặt chậu cây, loại quanh năm xanh tốt để làm tăng sinh khí. Chọn loại cây được trồng trong đất, không được chọn loại cây được trồng trong nước.
Bàn làm việc của gia chủ hoặc bàn tiếp khách có thể đặt theo phương vị đặt Thần Tài, mục đích là để chủ và khách gần hơn và thấm nhuần nguồn tài khí.
Tags: phong thủy cho nhà ở, phong thủy học, phong thủy làm nhà, phong thủy nhà, Phong Thủy Nhà Ở, phong thủy nhà đất, phong thủy trong nhà, vận may phong thuỷ, xây nhà theo phong thủy, xem phong thủy làm nhà, xem phong thủy nhà, xem phong thuỷ nhà ở, xem phong thủy nhà đất