Cửa sổ bếp nên bố trí về hướng Đông để đón ánh sáng trong lành của buổi ban mai, đồng thời tiếp thêm sức sống cho không gian bếp và làm dịu bớt hơi nóng khi nấu ăn. Ngoài ra, chủ nhà cần tránh hướng gió thổi mạnh lùa vào nhà qua cửa này.
So với việc sắp đặt vị trí bếp nấu hay máy hút khói…, việc chọn hướng cửa sổ khi thiết kế bếp quan trọng không kém. Vì cửa sổ bếp ảnh hưởng lớn đến tuổi tác cung mệnh của chủ nhà.
Xét trên góc độ khoa học, cửa sổ tạo ra những luồng khí trong lành cho phòng bếp, khiến nơi này luôn thông thoáng, dễ chịu. Vì vậy, cửa sổ phải đón được nhiều ánh nắng và gió trời.
Nếu trổ cửa chính là cửa sổ lấy ánh sáng ngoài trời thì nên chọn một hướng tốt với tuổi của gia chủ. Song song đó, cần đảm bảo hướng cửa này nhìn ra không bị chướng ngại vật chắn ngang tầm nhìn chẳng hạn: thân cây to, nhà cửa, cống rãnh, bãi rác…
Cửa sổ bếp nên bố trí về hướng Đông để đón ánh sáng trong lành của buổi ban mai, đồng thời tiếp thêm sức sống cho không gian bếp và làm dịu bớt hơi nóng khi nấu ăn. Ngoài ra, chủ nhà cần tránh hướng gió thổi mạnh lùa vào nhà qua cửa này.
Vì đây vừa là cửa sổ vừa là cửa ra vào thông với không gian bên ngoài nên lượng gió lùa vào nhà sẽ rất mạnh. Cần hạn chế hướng Tây Bắc khi bố trí cửa sổ bếp vì hướng này nhiều gió chướng sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe các thành viên trong gia điình.
Thực chất cửa sổ là loại cửa phụ với mục đích lấy không khí là chính nên được thiết kế nhỏ gọn. Tốt hơn hết hãy phát triển cửa sổ theo chiều cao để giúp không gian bếp được thông thoáng hơn.
Thông thường, các nhà thiết kế hay tận dụng tối đa ưu điểm chiều cao của kiểu cửa này để giải quyết vấn đề cho những căn bếp có diện tích hạn chế. Hình khối chữ nhật của khung cửa tạo ra cảm giác vuông vức, vững chãi, điều này rất tốt cho phong thủy.
Trường hợp kiểu cửa hình khối kết hợp thêm khung cửa bằng gỗ thuộc cung mộc thì phong thủy sẽ càng tốt hơn nữa.
Kích thước của loại cửa này không quan trọng, nhưng gia chủ cần chú ý đến vị trí đặt cửa sao cho cửa phải có chiều cao từ bàn ăn trở lên hoặc cao ngang bồn rửa bát.
Với những khung cửa bếp rộng phải có khung chịu lực. Xét về mặt thẩm mỹ thì có vẻ không đẹp lắm, tuy nhiên chúng đem lại cảm giác chắc chắn và an toàn cho căn bếp.
Kiểu cửa sổ này cần phối hợp với cửa chính vào bếp để tạo thành một trục liên thông để sức nóng từ bên trong tỏa ra ngoài, đồng thời luồng khí dương từ bên ngoài vào nhà được dễ dàng hơn.
Với nhiều mẫu nhà hiện đại thì các thiết kế bếp thường lấy ánh sáng tối đa bằng một hệ thống các cửa sổ rộng. Cách bố trí này không chỉ giúp căn bếp thêm khoáng đạt mà phòng ăn cũng được tận hưởng nguồn ánh sáng ấy.
Cần lưu ý tránh hướng Tây khi trổ cửa sổ bởi nắng chiều sẽ làm không gian rất bức bối và khó chịu. Tốt nhất nên lựa chọn chất liệu kính để làm cửa sổ vì chất liệu kính tạo ra một hướng phong thủy tốt cho kiểu cửa này.
Ngoài ra, để kết hợp phong thủy thì nên dùng khung bằng sắt hay nhôm đã được sơn màu sáng để tạo cảm giác sáng sủa, sạch sẽ.
Khi thiết kế cần đặc biệt lưu ý ô cửa sổ làm sao thích hợp theo quy tắc sinh – lão – bệnh – tử từ dưới lên. Nên bố trí số ô cửa rơi vào cung tốt, bạn cũng có thể thay đổi kích thước ô cửa sao cho phù hợp và mang tính thẩm mỹ nhất.
Hầu hết thiết kế chọn ô dàn ngang, song đối với những căn bếp nhỏ thì nên chọn dạng ô sắp theo chiều đứng. Cách làm này sẽ lấy được nhiều ánh sáng hơn và căn bếp trông cao ráo, thoáng mát hơn.
Với kiểu ô đứng, không nên làm cửa lùa mà nên chọn cửa lá chớp để mưa gió không lùa trực tiếp vào căn bếp và tạo cho căn bếp một luồng sinh khí phóng khoáng, dễ chịu khi bước vào.
Theo Tuoitre
Tags: cung mệnh, hướng cửa sổ phòng bếp, ngũ hành, nhà bếp, phong thủy, tài lộc