Bình phong là một vật phẩm phong thủy quan trọng, hóa giải được nhiều loại hung khí và mang lại sự an lành và không gian riêng tư cho chủ nhân.
Từ thời xưa, bình phong đã được sử dụng nhiều trong cung điện, tư thất giới thượng lưu để cản ánh sáng và gió trực tiếp vào phòng. Sau bức bình phong, nhiều hoạt động riêng tư của gia chủ như tắm, ngủ, thay quần áo, đọc sách… có thể tránh được các yếu tố gây nhiễu. Tuy nhiên, việc sử dụng bình phong (trong phạm vi bài viết chỉ nói tới nội án, bình phong trong gia đình) cần phải chú ý nhiều nguyên tắc để tác dụng may mắn được phát huy, giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn.
Bình phong trong nội thất có thể làm bằng gỗ, bằng mây, bằng tre, bằng đá hoặc đá kết hợp với gỗ, thậm chí bằng đồng, bằng bạc, vàng… Tuy nhiên, dù với chất liệu nào thì bình phong trong nhà cũng cần di chuyển được, trang trí công phu với những biểu tượng may mắn và tránh các yếu tố Hỏa như chân nến, đèn bàn, ổ điện.
Bình phong có hai loại: loại một tấm cố định và loại nhiều tấm rời ghép thành. Xét về sự thuận tiện, bình phong nhiều tấm rời ghép thành thường có hình chữ nhật hoặc vuông, do 6,8 hay10 tấm gỗ hình chữ nhật ghép lại với nhau bằng bản lề, có thể di chuyển cục bộ từng phần hoặc có thể tháo rời ra. Loại bình phong này thích hợp cho khí hậu và địa hình các nước châu Á.
Bình phong thường nhằm giảm bớt tính vượng của Hỏa khí. Phong thủy căn cứ vào thuyết Ngũ Hành cho rằng, phía trước công trình thuộc Hỏa (phía Nam); bên phải công trình là Kim (phía Tây), tượng cho chủ nhân; bên trái thuộc Mộc (phía Đông) tượng thê tài (vợ, tiền tài); phía sau thuộc Thủy (phía Bắc) tượng tử tôn (con cháu); còn trung ương thuộc Thổ. Quy định này cũng tương ứng với kiến trúc nhà xưa vốn đắp bằng đất (Thổ); nhà sinh ra chủ (Kim), chủ sinh ra con cháu (Thủy) và điều khiển vợ, người làm (Mộc). Đa số nhà của người Việt hay quay về hướng Nam, với mong muốn phát triển danh vọng cho chủ nhân. Vì thế, cần đặt bình phong để hạn chế Hỏa khí, cân bằng tại các không gian riêng tư. Kích thước bình phong cần chú ý sao cho bình phong phải làm sao che kín được cửa chính. Vì vậy, bề ngang của bình phong cần gia giảm để làm sao đứng từ trung tâm công trình nhìn ra thì cảm thấy bình phong vừa che kín hết cửa giữa là được. Chiều cao bình phong thường lấy theo mái hiên công trình, để đứng từ trung tâm nhìn ra thấy bình phong che trùm vừa đủ
Những kiến trúc xuyên tâm trong không gian sống là điều tối kỵ, sẽ khiến gia chủ thất thoát tiền bạc, bị dèm pha tình cảm. Có thể dùng bình phong để hóa giải bằng cách đặt giữa các kiến trúc mở thông nhau. Ví dụ hãy đặt bình phong chắn cửa nhà vệ sinh – cửa bếp, ban công với cửa chính, cửa sổ thông với cửa chính… Nếu bàn làm việc quay lưng về phía cửa chính cũng cần có bình phong che chắn. Trong phòng ngủ nếu có nhà vệ sinh ngoài việc đóng cửa phòng cũng có thể dùng bình phong che đi.
Sưu tầm.
Tags: bình phong, phong thủy cho nhà ở, phong thủy học, phong thủy làm nhà, phong thủy màu sắc, phong thủy nhà, Phong Thủy Nhà Ở, phong thủy nhà đất, phong thủy phòng tắm, phong thủy trong nhà, trang trí nhà ở, vận may phong thuỷ, xây nhà theo phong thủy, xem phong thủy làm nhà, xem phong thủy nhà, xem phong thuỷ nhà ở, xem phong thủy nhà đất