Một ngôi nhà hợp phong thủy không phải chỉ dựa trên hướng nhà có hợp với tuổi của gia chủ hay không mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc bố trí cũng như trang trí của ngôi nhà. Bản thân việc ngôi nhà được bài trí hài hòa cũng sẽ tạo cảm giác thoải mái cho người chủ sở hữu.
1. Cổng vòm không thích hợp với nhà ở
Cổng vòm chỉ thích hợp với những công trình kiến trúc công cộng, ví dụ như nó có thể tô điểm thêm cho một giáo đường, một ga tàu hỏa theo phong cách cổ điển hay một tòa án hiện đại…, không nên thiết kế cổng vòm trong kiến trúc nhà ở. Với những cánh cửa trang trí (chỉ có khung cửa, không có cửa) ở phòng khách có thể tạo dáng hơi lượn vòng cung bên trên một chút nhưng không nên thiết kế thành cổng vòm.
Nhà ở không nên thiết kế cửa vòm.
2. Phong cách bài trí phải thống nhất
Một căn hộ được phân chia thành nhiều phòng chức năng khác nhau, tùy theo chức năng của các gian phòng, ví dụ như gian bếp, phòng vệ sinh, phòng ngủ, phòng khách. Tuy nhiên, phong cách bài trí, trang trí trong một căn hộ phải thống nhất, chí ít cũng phải có mối liên hệ nội tại, có thể tạo nên những không gian riêng biệt nhưng không được mỗi gian một phong cách trang trí khác biệt nhau.
3. Không nên trang trí quá sặc sỡ, lập dị
Công năng sử dụng của một căn hộ là để ở, có thể trang trí hào nhoáng, hoa lệ nhưng không nên quá sặc sỡ, lập dị. Nhà ở chứ không phải quán bar, khách sạn hay vũ trường, cũng không phải là nơi trưng bày nghệ thuật. Nhà ở là nhà để ở, có thể nhấn mạnh phong cách riêng nhưng phải tự nhiên, không nên quá gò bó, lập dị.
Tôn chí trong phong cách trang trí nhà ở là ấm cúng, bình yên, tự nhiên, thoải múi và tiện lợi.
4. Đường nét và tạo hình
Đường nét, tạo hình và màu sắc là ba yếu tố chính trong trang trí nhà ở. Nên chú ý những đường nét trang trí trong căn nhà phải liền mạch, không nên cứng nhắc, đứt đoạn; tạo hình phải có tỉ lệ hài hòa. Tạo hình thể hiện ở điểm, màu sắc thể hiện ở bề mặt, đường nét thể hiện ở đường viền.
5. Mặt sàn của các khu công cộng phải bằng phẳng
Có không ít những nhà thiết kế áp dụng phong cách thiết kế các công trình mang tính văn hóa vào trong những kiến trúc nhà ở hiện đại, ví dụ như sử dụng loại gạch lát không phẳng, nhấp nhô để lát sàn cho một số kiến trúc có tính công cộng như gian đại sảnh, buồng thang máy… khiến cho mọi người cảm thấy có điều gì đó không bình thường. Thực ra, mặt nền của các không gian công cộng vẫn cần phải bằng phẳng, chí ít thì cũng thuận tiện cho việc quét dọn, làm vệ sinh. Còn các loại gạch lát nền không phảng, nhấp nhô thì nên dùng để lát nền cho ban công, vườn hoa trên đỉnh kiến trúc, hậu viện hay những gian phòng đa chức năng.
6. Mặt sàn các khu công cộng không nên lát gạch bóng
Gạch bóng là loại gạch lát sàn có bề mặt nhẵn, sáng bóng có thể phản chiếu hình ảnh. Mặt sàn của các khu công cộng không nên quá trơn bóng, không an toàn đối với người già và trẻ em. Nguyên tắc an toàn là trên hết có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng.
7. Màu sắc trang trí trong phòng không nên quá sặc sỡ, hỗn tạp
Màu sắc trang trí trong căn phòng vừa không được tạo nên tính đối lập (ngoại trừ sự đối lập hai gam màu đen trắng), vừa không nên quá sặc sỡ, pha trộn hỗn tạp nhiều gam màu. về màu sắc trang trí tronẹ căn phòng, tốt nhất không nên sử dụng nhiều hơn ba gam màu cơ bản. Riêng phòng dành cho trẻ em có thể có tính độc lập tương đối.
Màu sắc trang trí trong căn phòng không nên quá sặc sỡ, lòe loẹt, pha trộn nhiều gam màu.
8. Mặt sàn nhà nên sử dụng gam màu sẫm
Màu sắc trang trí sàn nhà hơi đối lập với trần nhà, nên chọn gam màu sẫm, bởi sàn nhà cũng có ý nghĩa như mặt đất, mà mặt đất chứa đựng vạn vật nên màu sàn nhà nên sẫm màu, tạo cảm giác nặng, chắc chắn. Nếu sàn nhà đã sử dụng gam màu nhạt thì có thể kết hợp với chạy chân tường bằng những đường màu sẫm để trung hòa.
Trang trí sàn nhà nên chọn gam màu sẫm.
9. Trần nhà nên chọn gam màu nhạt
Trần nhà cũng giống như bầu trời, nên sử dụng gam màu sáng, nhạt, nếu sử dụng gam màu sẫm sẽ tạo cảm giác nặng nề, bị đè nén. Màu sắc trang trí trần nhà và sàn nhà có tính đối lập tương đối, trần nhà hơi sáng, nhạt còn sàn nhà hơi sẫm mới phù hợp với quy luật tự nhiên.
Trang trí trần nhà nên chọn gam màu sáng, nhạt.
10. Trần nhà thấp không nên thiết kế trần treo
Những căn phòng có độ cao trần nhà quá thấp, khoảng cách từ mặt sàn đến trần nhà chỉ 2,50 m thì không nên thiết kế thêm trần treo, nếu không sẽ tạo cảm giác nặng nề, tù túng.
11. Bố cục các phòng chức năng trong nhà không nhất thiết phải là tứ đại nhất tiểu
Trước đây, theo quan niệm phong thủy người ta thường hay chuộng bố cục nhà theo kiểu “tam đại nhất tiểu” (ba to một nhỏ), tức là ba phòng chức năng gồm phòng khách, phòng bếp, phòng vệ sinh có diện tích lớn, còn phòng ngủ có diện tích nhỏ hơn. Hiện nay, người ta còn chuộng cả hình thức bố cục theo kiểu “tứ đại nhất tiểu” (bốn to một nhỏ), tức là phòng khách, phòng bếp, phòng vệ sinh và ban công có diện tích lớn, còn phòng ngủ có diện tích nhỏ hơn. Tuy nhiên, phòng ngủ cũng không nên quá nhỏ, trong các căn hộ hiện đại, diện tích phòng ngủ nên khoảng 15m2, nếu nhỏ quá sẽ tạo cảm giác chật chội, không có lợi cho sự phát triển.
Phòng ngủ cũng nên được thiết kế rộng rãi.
(Theo 161 kiêng kỵ trong nhà ở hiện đại và cách khắc phụ)
Tags: chọn đất làm nhà, phong thủy cho nhà ở, phong thủy học, phong thủy làm nhà, phong thủy nhà, Phong Thủy Nhà Ở, phong thủy nhà đất, phong thủy phòng tắm, phong thủy trong nhà, vận may phong thuỷ, xây nhà theo phong thủy, xem phong thủy làm nhà, xem phong thủy nhà, xem phong thuỷ nhà ở, xem phong thủy nhà đất