Hầu hết nhà trong đô thị hiện nay đều là dạng nhà ống. Trừ các khu quy hoạch mới được bố trí hợp lý, còn phần lớn nhà ống cũ hạn chế về mặt môi trường sống do không gian hẹp và dài. Theo quan điểm phong thủy, trường khí trong nhà ống có nhiều bất lợi và cần khắc phục từ hình thế bên ngoài đến cấu trúc bên trong.
Trên thực tế, nhà ống thường có nhu cầu để xe phía trước, vì thế cần làm thêm
lớp cửa phụ theo kiểu một tường rào thấp phía ngoài còn cửa lớn ở trong
(Ảnh minh họa)
Trừ nhà ở góc đường, thì đặc trưng chung của nhà ống là không gian mỗi căn hội luôn bị kẹp giữa hai bức tường. Trong trường hợp nhà bên cạnh cao hơn sẽ hình thành loại trường khí mà phong thủy gọi là “vùng sơn xuyên”. Theo đó, nó sẽ gây ra hiện tượng gió hút khá mạnh kèm theo bụi, hình thành vùng xoáy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình sống trong nhà ống.
Chính vì vậy, trong các ngôi nhà ống xưa luôn thiết kế nhiều giếng trời hoặc sân trong (thiên tỉnh) để cân bằng âm dương.
Thực tế cho thấy, dạng nhà ống xưa tuy dài nhưng không xây cao. Nhờ đó, cấu trúc mái và vị trí mái các nhà khác nhau tạo nên khả năng hút gió tốt và đưa ánh sáng vào sâu trong nhà nhờ các cửa trời.
Căn cứ vào chiều dài và chiều cao của nhà mà quyết định số lượng cũng như kích thước giếng trời. Nhưng tối thiểu cũng phải có giếng trời ở giữa và sau nhà.
Phong thủy học cho tằng, trường hợp nhà có lầu thì phần trên và mái có thể nối với nhau bằng thiên kiều (cầu đi lại trên cao). Và cầu thang nên bố trí theo chiều dọc nhà để tiết kiệm diện tích. Gia chủ nên sử dụng thêm gương phản chiếu sẽ giúp nới rộng không gian, đồng thời phản hồi lại các xung sát khi lên xuống cầu thang.
Tuy đã có sân trong nhưng nếu thường xuyên mở cửa thông suốt từ trước ra sau cũng khiến luồng khí mạnh hút vào gây bất lợi cho gia chủ. Tuy nhiên, nếu ngăn chia nhà theo kiểu “chặt khúc” thành từng phòng thì giếng trời cũng sẽ mất tác dụng. Khi đó, các phòng vừa ngột ngạt vừa chịu gió lùa dọc theo những lối đi.
Bạn nên tạo lối đi và dẫn gió theo kiểu uốn lượn, tuyệt đối tránh các tầm nhìn xuyên thấu từ ngoài vào nhà bằng cách dùng các dạng bình phong như tường thấp, đặt chậu cây hoặc sử dụng các tấm che. Mặt khác, cũng nên bố trí các không gian sinh hoạt chung xen giữa các không gian riêng để tạo luồng di chuyển đóng mở, rộng hẹp nhất định.
Riêng đối với nhà ống có hai mặt tiền, gia chủ có thể dùng phần ban công trên lầu làm khoảng đệm ngăn nắng nhưng vẫn lấy gió tốt. Trong trường hợp này, cửa sổ có thể sử dụng để thay thế cho giếng trời.
Thông thường, nhà phố thường có nhu cầu để xe phía trước, vì thế cần làm thêm lớp cửa phụ, đó có thể là một tường rào thấp ở ngoài, còn cửa lớn ở trong. Hoặc nếu có sân, nên làm một tường rào với cửa cổng kín đáo bên ngoài để cửa chính bên trong mở được thường xuyên. Theo khoa học phong thủy, không gian đệm kiểu này giúp gia tăng khí tốt và giảm tác động xấu do giao thông bên ngoài đưa vào.
(Theo Báo Xây dựng Online)
Tags: phong phủy nhà ở, phong thủy cho nhà ở, phong thủy cho nhà ống, phong thủy học, phong thủy làm nhà, phong thủy nhà, phong thủy nhà đất, trang trí nội thất, xây nhà theo phong thủy, xem phong thủy làm nhà, xem phong thủy nhà, xem phong thủy nhà đất