Theo quan niệm phong thủy truyền thống, người Hoa thường để ý đến cầu thang ở các nhà cao tầng. Đầu cầu thang hướng vào chỗ tốt thì gia chủ gặp thuận lợi, nhưng nếu đầu cầu thang đổ tuột ra ngay đường, ra cửa chính của căn nhà là một đại kỵ.
Cầu thang là không gian giao thông theo chiều đứng để tới được các tầng, các buồng trong nhà. Trong khoa học phong thủy, cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà và là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa dòng khí lan tỏa đi các tầng trong nhà.
Hiện nay, nhiều nhà có cầu thang bố trí hình xoắn ốc chạy từ trên xuống dưới ngay trung tâm nhà. Về mặt phong thủy, đây là kiểu kiến trúc không tốt, khiến gia chủ dễ mắc các bệnh tim mạch, hoặc gặp những trắc trở trong công việc.
Theo quan niệm phong thủy truyền thống, người Hoa thường để ý đến cầu thang ở các nhà cao tầng. Đầu cầu thang hướng vào chỗ tốt thì gia chủ gặp thuận lợi, nhưng nếu đầu cầu thang đổ tuột ra ngay đường, ra cửa chính của căn nhà là một đại kỵ. Lý thuyết Phong thủy thường dựa vào hình tượng, biểu tượng, trong trường hợp đầu cầu thang hướng thẳng ra cửa chính, khi mở cửa sẽ như cái miệng đang há ra. Gia chủ sống trong căn nhà đó thường bị hao tán, thất thoát tiền bạc. Ngoài ra, người sống trong căn nhà đó hay có tư tưởng, hướng sống ở ngoài hơn là ở trong nhà. Gặp trường hợp này, tùy vào cách bố trí của ngôi nhà, có thể hóa giải bằng cách dùng gương soi phản chiếu hay dùng chậu cây, ống sáo, bình phong … để hoãn khí cho kiểu cầu thanh này.
Cầu thang là nơi khí khởi phát để tiếp dẫn lên hay xuống lầu, cũng chính là nơi luân lưu di động của khí. Vì vậy, nếu cầu thang mở tại những cung tốt thì các tầng trên được tốt. Ngược lại, nếu cầu thang mở tại những cung xấu thì các tầng trên phải chịu xấu.
Khu vực cầu thang phải có đủ ánh sáng, điều này sẽ thu hút nhiều sinh khí dẫn lên các tầng. Nếu cầu thang hẹp, bạn hãy treo một tấm gương lớn để có tác dụng mở rộng cầu thang về mặt hình ảnh trong phong thuỷ.
Bậc cầu thang phải hoàn toàn kín, liền nhau, không có lỗ hổng giữa các bậc. Điều này bảo đảm rằng, tài chính gia đình sẽ không bị thất thoát. Vì vậy, nếu cầu thang trong nhà có lỗ hổng ở giữa các bậc, hãy dùng ván gỗ bít kín chúng lại.
Khi nói đến cầu thang, ta thường quan tâm đến số bậc của cầu thang. Có hai cách tính số bậc cầu thang: tính theo số bậc tới mặt sàn mỗi tầng và tính theo tổng số bậc cầu thang của ngôi nhà. Tuy nhiên, trong khoa học phong thủy, số bậc cầu thang tính tới mặt sàn mỗi tầng là căn cứ chính để định tốt, xấu mà không câu nệ tổng số bậc cầu thang trong nhà. Tại nhiều ngôi nhà, cầu thang không được bố trí tại cùng một cung vị, có khi cầu thang lên mỗi tầng lại được bố trí ở một vị trí khác nhau.
Để xét số bậc của cầu thang, phải căn cứ vào ngũ hành thuộc về hình thể kiến trúc của ngôi nhà rồi lấy vòng Trường sinh mà định số bậc.
1 – Cách tính theo vòng Trường sinh
Vòng Trường sinh là 12 sao thể hiện quy luật sinh tồn (phát sinh, tồn tại, phát triển và chấm dứt) của vạn vật. Theo quan niệm của triết học phương Đông thì bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng phải trải qua 12 giai đoạn sau:
1. Trường sinh (sinh ra).
2. Mộc dục (tắm rửa).
3. Quan đới (phát triển).
4. Lâm quan (trưởng thành).
5. Đế vượng (cực thịnh).
6. Suy (suy yếu).
7. Bệnh (ốm đau).
8. Tử (chết).
9. Mộ (nhập mộ).
10. Tuyệt (tan rã).
11. Thai (phôi thai).
12. Dưỡng (thai trưởng).
Căn cứ vào hình thể kiến trúc của ngôi nhà, thì nhà hình Thủy bậc thứ 1 là Trường sinh, nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh, nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh, nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh, nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh. Bắt đầu từ bậc Trường sinh theo ngũ hành của ngôi nhà, tiếp tục thuận đếm mỗi bậc là 1 sao kế tiếp trong vòng Trường sinh, cứ hết 12 sao lại tiếp tục đếm một vòng mới.
Như vậy, nhà hình Thủy thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23…
Nhà hình Mộc thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25…
Nhà hình Thổ thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27…
Nhà hình Hỏa thì số bậc nên dùng là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27…
Nhà hình Kim thì số bậc nên dùng là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25…
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng sự thay đổi trạng thái của con người cũng như sự ngưng tĩnh vận động ở một nhịp độ, tiết tấu nào đó đều có ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể và hình thành tính cách, có thể tăng cường sức khỏe, tăng trí nhớ nếu sự thay đổi hay ngưng tĩnh phù hợp. Ngược lại, nó cũng có thể làm giảm sức khỏe, tăng stress và đặc biệt là phát sinh một số bệnh tật. Số bậc cầu thang dừng lại ở bao nhiêu bậc để dẫn tới sàn mỗi tầng cũng làm thay đổi trạng thái vận động và sự ngưng tĩnh của con người. Từ đó, làm thay đổi sức khỏe, tâm tính con người.
2 – Cách tính theo sinh – lão – bệnh – tử
Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc. Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như của cả cầu thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Vì thế, tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ (21, 17…). Được như vậy, sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời, cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình.
(Theo ĐTCK)
Tags: bố trí cầu thang, hóa giải, hướng cầu thang, may mắn, ngũ hành, phong phủy nhà ở, phong thủy cầu thang, số bậc cầu thang