Phong thủy gian bếp và phòng ăn - V.D.1

Trong một nhà ở, gian là nơi được sử dụng hàng này, chí ít là 2 lần một ngày. là nơi để nấu nướng, chế biến đồ ăn thức uống, phòng ăn là nơi mọi người trong nhà ăn uống thường ngày. Vậy nên không thể coi thường hai nơi quan trọng này.

Người xưa có câu “Dĩ thực vi thiên” (coi miếng ăn như trời) (khi rơi vãi cơm, thực phẩm, người ta nói “phí của giời”) một căn phòng ăn tốt hay xấu, quyết định bởi phương vị hay dở. Mà phương vị của phòng ăn cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể mà lựa chọn, như vậy mới tạo được môi trường tốt lành cho nơi ăn uống.

Truyền thống cho rằng, vị trí của phòng ăn nên bố trí ở mé Đông, Đông nam, Nam hay Bắc ngôi nhà là hợp.

1. Đặt ở mé Nam, ánh sáng luôn đầy đủ.

2. Tủ lạnh thường đặt trong gian bếp, tuy nhiên cũng nhiều khi đặt ngay trong phòng ăn, nếu tủ lạnh đặt trong phòng ăn, tốt nhất là đặt mở quay hướng bắc, chớ quay hướng Nam, vì có thể nạp khí lạnh từ phương Bắc tới, đồng thời tránh được sự cố dẫn tới do thuỷ hoả bất dung (nước lửa kị nhau).

3. Phương Đông, Đông Nam thuộc Mộc, buổi sớm mặt trời nhô lên từ phía Nam, tràn đầy sức sống, bởi vậy được coi là vị trí tốt nhất để đặt phòng ăn.

4. Mùa xuân, thu phòng ăn quay hướng Đông Bắc là tốt. Điểm quan trọng đầu tiên của phòng ăn là giữ cho bàn ăn và dụng cụ ăn luôn sạch sẽ (sạch nhà thì mát, sạch bát ngon cơm) để đảm bảo vệ sinh thực phẩm và đồng thời tạo nên không khí ấm cúng, thoải mái vui vẻ trong bữa ăn, giúp tiêu hoá tốt.

5. Tốt nhất là phòng ăn và gian bếp bố trí liền kề nhau, nếu xa nhau sẽ bất tiện khi dọn bữa ăn. Giữa phòng ăn và gian bếp có cửa liên thông tạo đoạn đường ngắn nhất.

file.405104 Phong thủy gian bếp và phòng ăn
Bài trí phòng ăn cần theo nguyên tắc thủy.

6. Theo tập quán, bàn ăn không nên kê ngay trong gian bếp, bởi nồng nặc mùi khói dầu mỡ, nóng nực và ẩm thấp, người ngồi ăn không được thoải mái.

7. Phòng ăn nên đặt giữa phòng khách và gian bếp, ngay nơi trung tâm của lòng nhà ở, như vậy khách sang dùng bữa rất tiện lợi.

8. Phòng ăn tuyệt đối không đặt ngay phía dưới vị trí phòng vệ sinh của gác trên, nếu không sẽ ảnh hưởng tới tâm lý người ngồi ăn phía dưới, đó là chưa nói tới khả năng rò rỉ nước bẩn từ trên xuống.

9. Nếu không tránh được, thì tốt nhất là đặt phòng ăn trên tầng gác.

10. Phòng ăn nên đặt nơi trung tâm lòng nhà ở, nhưng không đối diện với cửa trước hoặc cửa sau.

11. Tránh dùng căn phòng có tường ngăn cách với nhà vệ sinh làm phòng ăn, nếu không tránh được thì bàn ăn phải kê thật xa tường ngăn.

Ngoài ra còn cần phải chú ý một số điều. Ví dụ, hai mặt tường đối diện của phòng ăn không nên cùng trổ cửa sổ, bởi thông gió làm mùi vị thơm ngon trong phòng ăn bay đi hết; vả lại, “gió vào nhà trống, sẽ làm tứ tán “nhân khí”, không có lợi cho sức khoẻ.

Không chỉ phương vị của phòng ăn rất quan trọng, mà người ngồi ăn cũng không kém phần quan trọng, “ăn trông nồi, ngồi trong hướng” là vậy.
(Theo 100 câu hỏi đáp về )

Tags: , , , , , , , , , , , ,

Tin Bài Liên Quan

Tin Bài Liên Quan

You can leave a response, or trackback from your own site.

Leave a Reply

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.2/10 bởi 3250 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời