Xác định long mạch trước khi làm nhà - V.D.1

Từ xưa đến nay, mọi người đều quan niệm xem địa làm nhà là rất cần thiết, bởi trong đất có nước và khí mà hai thứ đó đều ảnh hưởng đến cuộc sống vạn vật và con người. Có những nơi mạch nước rất độc, địa khí cũng độc, người sống ở đó thì mòn mỏi, hao kiệt.

2014718222928817 Xác định long mạch trước khi làm nhà

Hình tượng của long mạch là sông núi: Núi nhấp nhô, sông vươn dài, uốn khúc, như rồng nằm, rồng múa, rồng vươn dậy, rồng bay, vì thế các nhà phong thủy gọi là long mạch.

Ngày trước, thực dân Pháp thường chọn những nơi đó để lưu đày tù chính trị. Lại nói, trong một vùng đất được xem là tốt thì vẫn có chỗ xấu hơn các chỗ khác, trái lại trong một vùng đất được xem là xấu thì vẫn có chỗ tốt hơn các chỗ khác.

Vậy long mạch là gì? Mạch, nghĩa là gốc là huyết quản. Sách Tốn vấn – mạch yếu tinh vi luận, viết: “Mạch là nơi cư ngụ của máu. Suy rộng ra, mạch mang tính gắn bó, quán thông mọi sự vật”.

Hình tượng của long mạch là sông núi: Núi nhấp nhô, sông vươn dài, uốn khúc, như rồng nằm, rồng múa, rồng vươn dậy, rồng bay, vì thế các nhà phong thủy gọi là long mạch. Nước Nam ta nhiều sông, lắm núi, như vậy đâu đâu cũng có long mạch. Vì thế chẳng việc gì phải lo rằng đất ta ở, phần mộ mẹ cha không có long mạch. Còn những chuyện nhờ long mạch mà phát vương, phát tài, đắc lộc trong dân gian thì nhiều vô cùng.

Một dòng họ ở vùng Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội còn lưu truyền một câu chuyện về long mạch như sau:

Ông tổ của dòng họ ấy xưa làm nghề thuốc bắc, nhưng thường mua thuốc bắc của người Tàu mang về nước bán. Một hôm gánh thuốc về nhà bỗng thấy trong bị thuốc có một chiếc nhẫn quý, cả nhà mừng lắm nhưng ông bố nói rằng: “Cái nhẫn này không phải của nhà mình, không được đem bán mà phải trả cho người mất”.

Ông chủ người Tàu nhận được vật báu, mừng khôn xiết. Số là chiếc nhẫn ấy do người nhà ở trong cung gửi ra làm mẫu để đánh một cái giống hệt như thế dâng công chúa nhân ngày nàng vu quy. Không may vì lơ đễnh nên bỏ lẫn vào bị thuốc bắc.

Nhận lại vật quý, ông chủ người Tàu vô cùng cảm tạ, mang rất nhiều vàng bạc ra để hậu tạ nhưng ông tộc trưởng ở Phú Thị không nhận.

Ông chủ người Tàu cảm kích nói: – Ồng là người tốt, một mai nhất định sẽ đền ơn.

Lại nói, ông chủ người Tàu, nhờ dâng được nhẫn quý cho công chúa nên được vời vào triều làm quan ngự y. Lúc này, ông tộc trưởng ở Phú Thị đã chết được ba năm. Một hôm, dân làng bỗng thấy một đoàn người từ phương Bắc kéo về, kèn trống vang lừng, cờ xí sặc sỡ. Thì ra, ông quan ngự y nọ nhớ ơn cũ, thuê thầy địa lý ở Bắc Kinh về tìm đất đặt phần mộ cho ông tộc trưởng người làng Phú Thị. Ông xem xét long mạch rồi nói với bà vợ ông tộc trưởng rằng:

– Bản địa có hai mảnh đất tốt. Một mảnh đặt âm phần (phần mộ) về sau tất có người đỗ trạng nguyên, tiến sĩ, nhưng chỉ phát được ba đời thôi. Một mảnh không có trạng nguyên, tiến sĩ nhưng tú tài, cử nhân trong họ thì nhiều và mãi mãi đời nào cũng có. Vậy, bà chọn mảnh nào?

Bà vợ ông tộc trưởng vì nghĩ đến cái phúc lâu dài cho dòng họ nên đã chọn mảnh đất thứ hai đặt mộ chồng. Bây giờ, dòng họ ấy quả có nhiều tú tài, cử nhân nhưng không có tiến sĩ.

Câu chuyện kể trên chỉ là lưu truyền. Nếu việc đỗ đạt mà do long mạch quyết định thì sao còn phải chong đèn học thâu đêm làm gì cho mệt, chỉ cần hậu đãi ông thầy địa lý là đủ.

Những câu chuyện loại này được truyền miệng từ đời này qua đời khác, hù dọa không biết bao nhiêu người. Trong khi chúng ta thừa nhận thế đất, mạch nước là quan trọng trong xây dựng, kiến trúc, rất quan thiết đến cuộc sống, thiết nghĩ cũng cần phải thấy rằng không phải long mạch quyết định hết thảy.

Thời nhà Tống có Ngô Cảnh Loan là người rất thông hiểu về phong thủy được Tống Nhân Tông mời làm quan ở Ty Thiên Giám. Cảnh Loan dùng phong thủy đề luận họa, phúc. Ông tâu với Nhân Tông về sơn lăng ở Ngưu Đẩu Sơn như sau:

– Thần thấy núi này có gió thần thổi thẳng vào sườn, tai ách sẽ rơi vào Quốc Mẫu. Cung li có thủy khảm chạy xộc đến, họa sẽ xảy ra cho đấng chí tôn.

Tống Nhân Tông nghe chối tai, bắt tống ngục. Mãi về sau, con Nhân Tông là Tống Huy Tông nối ngôi, ông mới được ân xá, nhưng ra khỏi tù đã thân tàn lực kiệt mà chết. Thử hỏi, phong thủy còn không bảo vệ được thầy phong thủy thì liệu bảo vệ được ai? Lại nữa, nếu long mạch quyết định được phúc họa thì hẳn phần mộ tổ tiên của Cảnh Loan chẳng ra gì, là thầy phong thủy nổi tiếng cả triều Tống sao ông không tìm được phần mộ thật tốt cho ông cha?

Chúng tôi chép lại chuyện Cảnh Loan để mọi người đừng thần thánh hóa thuật phong thủy.

Tags: , , , , , , , , ,

Tin Bài Liên Quan

Tin Bài Liên Quan

You can skip to the end and leave a response. Pinging is currently not allowed.

Leave a Reply

Đánh giá rating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.pngrating_starstar.png 9.2/10 bởi 11085 bình chọn

Bình thườngTuyệt vời