Từ xưa, người ta đã rất quan tâm đến sức mạnh của phương hướng. Nó gồm có 4 phương chính: phía Bắc (Gió lạnh) được ngự trị của nước (Thủy), phía Nam (Ánh nắng ấm áp) biểu tượng của lửa (Hỏa), phía Đông (Mặt trời mọc) biểu tượng của gỗ (Mộc), phía Tây (Mặt trời lặn) biểu tượng của kim loại (Kim). Trái đất (Thổ) chiếm giữ vị trí trung tâm được bao bọc bởi các phương hướng này.
Xây dựng nhà cửa luôn phải chú ý đến phương hướng.
Hướng Bắc
Hướng Bắc tượng trưng phần âm của các đồ vật và mạng (cốt) của nó là Thủy.
Sao Bắc Đẩu chính là tâm điểm, chiếm vị trí trung tâm và là ngôi vị đáng nể trên bầu trời đêm.
Trong thuật phong thủy, bất cứ loại cửa nào mở ra ở nhà hướng Bắc đều không được ưa chuộng. Sự băng giá, tuyết phủ vào mùa đông là những lý do để người ta không làm nhà về hướng này.
Với căn nhà xây hướng Bắc, người ta sẽ xây các bức tường vững chắc ở phía bên ngoài căn nhà để bảo vệ các hướng cửa đi vào một căn phòng hoặc phòng ngủ. Đó là điều có thể chấp nhận được và các cánh cửa, cửa sổ đều hướng về phía Nam để đón nắng ấm của phương Nam và trung hòa cơn gió lạnh thổi từ phương Bắc đến.
Bởi ánh sáng của bầu trời đêm hướng Bắc tốt hơn, chúng ta nên hướng chúng vào một mái nhà dốc hoặc vào một góc. Những ai muốn tăng thêm cái nhìn ấm áp cho tường phía Bắc, bên trong căn nhà có thể trang trí thêm một bức tranh có màu đỏ cam hoặc màu sắc ấm áp khác, hay trang trí những thứ khác trên tường để trung hòa vị trí lạnh lẽo này.
Một lò sưởi sát tường nền hướng Bắc cũng rất tốt.
Hướng Nam
Theo phong thủy, hướng Nam tượng trưng cho dương lực, mùa hạ, sự ấm áp và phương Nam đầy nắng ấm, mạng của hướng này là Hỏa. Ở cả nội và ngoại phong thủy, hướng Nam là tốt nhất và lành nhất. Theo truyền thuyết Trung Quốc, các đình chùa và các cấu trúc xây dựng quan trọng đều hướng mặt về phía Nam.
Hướng Đông
Hướng Đông mặt trời mọc, biểu tượng của mùa Xuân.
Hướng Đông biểu tượng của mùa Xuân, tượng trưng là Rồng (tiêu biểu cho phái nam), cốt của nó là Mộc, tương quan với lửa nhưng khắc với đất và kim loại. Đối với nội phong thủy, một bức tường vững chắc hoặc một bình phong bao bọc cái bàn hay chiếc ghế đặt ở vị trí đặc biệt và được xem như là lực đẩy lùi những phần tử không tốt.
Với ngoại phong thủy, nếu có một ngọn núi hoặc đồi nhỏ uốn khúc ở đằng trước ngôi nhà là rất tốt và tốt hơn nữa nếu có thêm một dòng nước hay con mương chảy ở phía Đông để nuôi dưỡng khu đất này. Và thế đất ở phía Đông căn nhà cần phải hơi cao hơn thế đất phía Tây.
Một bức họa hay một tác phẩm điêu khắc hình con rồng được treo trên tường phía Đông trong nhà sẽ giúp cho gia chủ vượt qua những cảnh xấu như: cột khói, một vật lớn có những cạnh nhọn, một thân cây chết…
Hướng Tây
Đây là nơi ngự trị Bạch Hổ (cọp), với cốt là Kim.
Sông, hồ, ao, nước bể nuôi cá, cây mọc
dưới nước… đều có lợi cho hướng Tây.
Hướng này tượng trưng cho mùa Thu và tương quan với nước, nhưng khắc với gỗ và lửa. Nước tượng trưng cho âm và vì thế màu mỡ, thịnh vượng, giàu có và phát triển. Các vật có liên hệ với nước như: sông, hồ, ao, nước bể nuôi cá, cây mọc dưới nước, bình cắm hoa có nước… đều có lợi cho hướng Tây.
Trong phong thủy thực hành hiện đại, nước được đặt ở phía Tây của căn phòng mang ý nghĩa có tiền bạc và giàu có. Hướng này tượng trưng cho sự dồi dào, tình thương và mơ mộng, vì rằng nước nuôi dưỡng những sự kiện và các mối quan hệ. Như thế, bức tường phía Tây, hoặc một góc phòng phía Tây Bắc của một phòng ngủ, là vị trí rất thích hợp để bài trí những vật có liên quan đến nước.
Ở các đền chùa, nhà thờ, các bàn thờ, điện thờ,
người ta cũng thường bố trí hướng mặt về phía
Tây (phương Tây cực lạc).
Tags: phong thủy cho nhà ở, phong thủy học, phong thủy làm nhà, phong thủy nhà, Phong Thủy Nhà Ở, phong thủy nhà đất, phong thủy trong nhà, vị trí phòng bếp, xây nhà theo phong thủy, xem phong thủy làm nhà, xem phong thủy nhà, xem phong thuỷ nhà ở, xem phong thủy nhà đất